Quảng cáo Google Adwords tạo ra Chuyển Đổi (Conversion) đang trở thành xu hướng trong thị trường Google Adwords tại Việt Nam hiện nay và một vài năm tới. Đồng nghĩa các nhà quảng cáo phải xây dựng và tìm cách tối ưu Landing Page (Trang đích) cho chiến dịch của mình.
Nhưng liệu rằng bạn đã biết cách tối ưu Landing Page đúng chuẩn? Hãy cùng Đình khám phá nhé!
Bước 1: Xác định rõ đối tượng xem Landing page của bạn là ai?
Việc người dùng có vào xem Landing Page (LDP) hay không được quyết định bởi Quảng cáo của bạn ra sao, nhưng việc họ có chuyển đổi thành khách hàng hay không lại phụ thuộc rất lớn vào Landing Page của bạn thế nào.
Xác định đối tượng vào Landing Page của bạn
Việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị, marketing nhờ vào việc khoanh vùng các đối tượng phù hợp và chỉ tập trung vào các đối tượng này.
Bước 2: Landing Page phải mang lại một giá trị nhất định
Chọn mục tiêu, hành động cụ thể bạn mong muốn ở khách hàng: Hãy xác định rõ mục tiêu chính của bạn khi thiết kế Landing Page này là gì? Bạn muốn khách hàng đến dự sự kiện (click đăng kí), bán sản phẩm khuyến mãi (click mua hàng) hay các tác vụ nào khác thì nên chỉ tập trung vào khuyến khích hành động đó ở khách hàng. Tránh việc bắt khách hàng phải thực hiện quá nhiều hành động khiến họ không còn hứng thú trải nghiệm Landing Page của bạn.
Bước 3: Nội dung liên quan trên Landing Page
Nội dung trên lading page phải liên quan đến mẫu quảng cáo và mang tính thuyết phục
Đánh trúng tâm lý giải quyết vấn đề cho khách hàng : Những dòng tiêu đề, đoạn văn, từ ngữ sử dụng trong landing page mang tính thuyết phục cao. Đánh trúng tâm lý về nhu cầu của khách hàng.
Bước 4: Nên có ít nhất một CTAs rõ ràng
Khi quảng bá website, nhiều người tập trung quảng bá trang chủ, SEO trang chủ, quảng cáo Google Adwords cũng liên kết đến trang chủ,… điều này sẽ kém hiệu quả đối với khách hàng và đối với các công cụ tìm kiếm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đơn giản là gửi đến các khách hàng những trang landing page liên kết đến trang chủ với các nút CTA hấp dẫn. Việc này sẽ làm tăng lượng tiếp cận của khách hàng với trang chủ cũng như chính doanh nghiệp.
CTAS: Tìm hiểu thêm và kiết nối ngay
Bước 5: Cân bằng giữa hình ảnh và nội dung
Chắc bạn đã từng chứng kiến những bài viết có quá nhiều chữ mà không có hình ảnh nào, hay có quá nhiều hình mà không có một chữ.
Cũng tùy vào chủ đề của website, nhưng nhìn chung với hầu hết các website thì cần phân bổ đều giữa hình ảnh và văn bản nội dung. Với một bài 500 chữ thì nên có 2-3 tấm hình. Nhiều hơn thì có thể nhìn vào độ dài bài viết mà phân bổ cho hợp lý.
Bước 6: Bố cục thân thiện với người xem
Chắc bạn sẽ phát điên nếu vào một website mà bố cục từa lưa, bị chồng chéo hay không thiện với thiết bị di động. Bạn phải kéo qua kéo lại nội dung, thì thật phiền cho người dùng. Khi phát hiện ra LDP của mình còn tồn tại khuyết điểm này. Bạn phải xử lý ngay.
Bước 7: Sử dụng các yếu tố kích hoạt cảm xúc
LDP cũng giống như căn nhà bạn ngoài đời thực vậy, bạn sẽ cố gắng làm sao khách ghé thăm nhà mình phải vui vẻ, hạnh phúc. Chính vì vậy, hình ảnh nội dung bố cục Landing Page cần phải khơi gợi cảm xúc ở dùng dùng. Khi lấy được cảm xúc tốt từ người dùng thì khả năng họ mua hàng là rất cao.
Bước 8: Tránh những yếu tố gây xao nhãng
Bạn hãy tưởng tượng đang đăng nhập vào một trang web rất mượt và thông tin khá hay nhưng những pop up lại xuất hiện chen ngang không đúng lúc khiến bạn xao nhãng, bạn sẽ không còn hứng thú với thông điệp mà công ty muốn truyển tải nữa. Và có khả năng thoát khỏi đó rất cao.
Bước 9: Đừng đòi hỏi quá nhiều thông tin của khách hàng
Quả thực vậy, mình đã gặp một số website khi mình muốn xem hết một tài liệu gì đó mình phải nhập thông tin cá nhân cơ bản, rồi chờ xác nhận hơi lâu một chút. Và kết quả mình không đủ kiên nhẫn để tiếp tục. Mình “out” ra và vào một trang khác tìm điều mình muốn.
Bước 10: Xây dựng lòng tin ở khách hàng
Con người có đặc điểm thật lạ, khi vào một LDP mà không có thông tin không rõ ràng, cảm giác mờ ám họ sẽ rất cảnh giác rất cao. Chính vì vậy, Landing page bạn cần trình bày thông tin về doanh nghiệp như địa chỉ, số điện thoại …sẽ khách hàng an tâm và tin tưởng hơn vào dịch vụ của mình.
Chân trang nên có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp của bạn
Chân trang nên có đầy đủ thông tin về doang nghiệp của bạn
Bước 11: Sử dụng ý kiến khách hàng
Những comment của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn hãy đưa lên Landing Page. Vì họ là người thật việc thật, đã từng sử dụng nên sẽ có nhận xét khách quan nhất. Và điều này cũng giúp khách hàng tin tưởng và thêm yêu thương hiệu của bạn hơn rất nhiều.
Bước 12: Giữ cho Landing page thật đơn giản
Bạn có nhiều ý tưởng về một Landing Page hoàn hảo với những thiết kế tinh tế, nhiều cấu trúc mới lạ… Bạn có thể thử nhiều style khác nhau khi thử nghiệm. Nhưng khi “public” chính thức thì hãy giữ cho Landing page thật đơn giản, dễ nhìn.
Bước 13: A/B testing các yếu tố
Chủ yếu là liên quan đến vấn đề giao diện web và trải nghiệm người dùng (UI/UX) vì đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến việc người dùng có thể thực hiện conversion trên website hay không. Với một trang web bạn có thể A/B testing hết toàn bộ những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến hành vi của người dùng như hình ảnh, tựa đề, nội dung, call to action, form điền thông tin, v.v… Test lần lượt từng yếu tố mà bạn cảm thấy có thể cải thiện để gia tăng conversion rate
Bước 14: Tốc độ tải trang nhanh.
Bạn chỉ có 9 giây để gây ấn tượng với khách hàng thôi. Hãy tránh các yếu tố làm tăng tốc độ tải trang.
Các bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang của mình của mình thông qua trang này của Google: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/?hl=vi