5 sai lầm thường gặp khi tạo landing page

01/07/2020

5 sai lầm thường gặp khi tạo landing page

Với tỷ lệ chuyển đổi từ 5 – 15%, landing page được xem là yếu tố quan trọng để tạo danh sách khách hàng tiềm năng.
Landing page đóng góp không hề nhỏ vào việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng và tạo ra lợi nhuận cho công ty. Theo đó, những landing page thành công sẽ thuyết phục người dùng thực hiện các hành động như mua hàng, cung cấp thông tin, tải tài liệu, đăng ký đặt trước,… Theo số liệu khảo sát, các công ty sở hữu từ 30 landing page trở lên sẽ có số lượng khách hàng tiềm năng cao gấp bảy lần so với những công ty chỉ có dưới 10 landing page.
Tại sao cần phải có một landing page ấn tượng? Nhìn vào thực tế, người dùng thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi tìm kiếm trực tuyến. Với khả năng tập trung ngắn hạn và mong muốn kết quả trả về lập tức, khách truy cập cần phải bị thu hút bởi một landing page ấn tượng ngay sau khi nhấp vào nó.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà tiếp thị vẫn đang “vật lộn” với việc vận hành landing page vì 5 sai lầm đáng tiếc sau đây.
1. Thiết kế phức tạp
Hãy đơn giản hóa landing page của bạn. Suy cho cùng thì mục tiêu của trang này là để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Cầu kỳ, hoa mỹ không phải là những gì khách truy cập kỳ vọng ở một landing page.
.
  • Ngoài tốc độ tải trang nhanh chóng, landing page nên được thiết kế gọn gàng và có tổ chức.
  • Bôi đậm tiêu đề và dùng màu tương phản với màu nền của trang nhằm nhấn mạnh các điểm hành động (action point).
  • Nhằm tránh một số yếu tố trực quan khiến sao lãng trải nghiệm người dùng, hãy dành nhiều khoảng trắng trên landing page để thu hút sự chú ý đến sản phẩm hoặc call-to-action.
  • Để đảm bảo đồ họa hiển thị trên nhiều màn hình, hãy kiểm tra mức độ phù hợp của chúng ở các độ phân giải khác nhau.
2. Nội dung dài dòng
Trước hết, nội dung của landing page không cần phải đi sâu vào lịch sử hoặc sứ mệnh kinh doanh của công ty. Trang này ưu tiên nội dung rõ ràng, súc tích và đi thẳng vào vấn đề. Vì vậy, copywriter nên tránh sử dụng ngôn ngữ biểu cảm quá mức khiến người đọc bị rối (họ không quan tâm đến khả năng viết của bạn, họ chỉ cần biết giải pháp là gì mà thôi).
Tiếp đến, khách hàng sẽ chú ý đến các tiêu đề chính, tiêu đề phụ và nút call-to-action của landing page. Mỗi văn bản ứng với mỗi tính năng này nên được biên tập cẩn thận và đơn giản thể hiện bạn là ai, bạn cung cấp những gì.
 
 
3. Chưa có cái nhìn trọn vẹn về chân dung khách hàng
Tại sao cần phải xác định chân dung khách hàng (buyer persona)? Hơn 70% các công ty đã đạt doanh thu vượt mức đề ra nhờ nắm trong tay chân dung khách hàng thông qua các chiến dịch. Được xem là nền tảng của chiến lược digital marketing, nó xác định khách hàng của bạn là ai, họ ở đâu trong hành trình tiêu dùng và những lợi ích mà họ hy vọng nhận được từ việc đầu tư vào giải pháp của bạn.

Như nói ở trên, landing page yêu cầu sự tinh gọn nhưng vẫn cần phản ánh chính xác nhu cầu của người mua. Ví dụ: nhu cầu của các cá nhân làm việc trong một tổ chức lớn sẽ khác biệt so với những người trong môi trường startup hoặc cơ quan nhỏ.
Các quy tắc tương tự áp dụng cho thiết kế. Các hình thức thiết kế khác nhau thu hút các cá nhân khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng và nhu cầu của họ. Các nhà tiếp thị hãy suy nghĩ nhiều hơn về chân dung người mua, từ đó thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa và gặt hái lợi nhuận.
 
 
4. Quảng cáo PPC không tương thích với nội dung landing page
Sử dụng cùng một từ khóa, chia sẻ cùng một thông điệp trên quảng cáo PPC (pay per click) và landing page sẽ đảm bảo với khách hàng rằng họ đang đi đúng hướng để mua một giải pháp phù hợp với nhu cầu.
Bạn có thể kết hợp đoạn copy trên quảng cáo PPC và landing page của mình bằng cách chọn một số cụm từ phổ biến (hoặc các biến thể của từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất của thương hiệu), từ đó triển khai chúng thành các tiêu đề chính và tiêu đề phụ. Tất nhiên, bạn cũng có thể lặp lại cùng một ngôn ngữ trên nhiều nền tảng để có tác động tối đa.
5. Chưa thực hiện đủ thử nghiệm cần thiết
Xây dựng và thử nghiệm landing page là 1 trong 5 thách thức hàng đầu đối với các nhà tiếp thị B2B. Một landing page muốn hiệu quả thì càng cần phải thử nghiệm nhiều lần và theo nhiều cách khác nhau.
Việc bạn chọn thử nghiệm A/B (hai biến) hay đa biến tùy thuộc vào cách tiếp cận tổng thể của công ty đối với chiến dịch và mức độ lưu lượng truy cập trang web của bạn. Tuy nhiên, có những yếu tố chính trong một landing page luôn phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Bao gồm:
  • USP (Unique Selling Point)
  • Font chữ
  • Thiết kế trang
  • Tiêu đề
  • Nút call-to-action

Theo The Drum

THEO DÕI NGUYỄN VĂN ĐÌNH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

0937 95 27 26
1
Bạn cần hỗ trợ?