Landing pages thường được tối ưu cho chuyển đổi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không nên được tối ưu hóa cho SEO.
Một Landing page được tối ưu hóa SEO có thể xếp hạng cao trong Google và điều này có nghĩa là lượng truy cập nhiều hơn và nhiều chuyển đổi hơn.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích SEO Landing page là gì và cung cấp cho bạn một danh sách kiểm tra để đảm bảo các Landing pages của bạn được tối ưu hóa không chỉ cho chuyển đổi mà còn cho các công cụ tìm kiếm.
Tối ưu SEO cho Landing Page cần làm những gì?
SEO Landing page có tất cả các đặc điểm của một landing page thông thường, tức là chúng chủ yếu được tối ưu hóa cho chuyển đổi, nhưng chúng cũng thân thiện với SEO.
Như chúng ta sẽ thấy bên dưới, tối ưu hóa landing page cho các công cụ tìm kiếm không quá khó, đặc biệt nếu bạn có tư duy SEO.
Trường hợp nào bạn KHÔNG nên tối ưu hóa landing page của mình?
Phải nói rằng, có những trường hợp tối ưu hóa landing page không có giá trị và phí thời gian, công sức.
Ví dụ: nếu bạn có kế hoạch phát triển landing page cho một chiến dịch ngắn hạn hoặc để thử nghiệm một ý tưởng, bạn có thể bỏ qua phần SEO vì trang này không tồn tại mãi mãi.
Trong phần lớn các trường hợp, SEO hoạt động tốt trên các landing page:
- Tăng cơ hội xếp hạng cao hơn cho các cụm từ tìm kiếm bạn muốn
- Nó rất tốt cho việc xây dựng thương hiệu
- Nó nâng cao trải nghiệm người dùng vì các nguyên tắc SEO có thể làm cho người truy cập trang thân thiện hơn.
13 Bước tối ưu landing page tốt cho SEO (hoàn chỉnh)
Ngay dưới đây là các bước làm để tối ưu SEO landing page, chúng ta sẽ đi lần lượt từng bước một:
- Xuất bản landing page đến tên miền của riêng bạn
- Tối ưu hóa URL landing page
- Tạo landing page có https
- Chọn những từ khóa bạn muốn xếp hạng
- Tối ưu hóa SEO Onpage
- Tối ưu nội dung cho SEO
- Tối ưu hóa hình ảnh và video
- Thêm đánh dấu dữ liệu có cấu trúc
- Tối ưu hóa cho thiết bị di động
- Tối ưu hóa tốc độ
- Thêm liên kết nội bộ trỏ đến landing page
- Quảng cáo landing page và nhận backlinks
- Sử dụng chuyển hướng 301 để củng cố các cố gắng SEO bạn đã làm
1. Xuất bản landing page đến tên miền của riêng bạn
Đây là bước đầu tiên cần thực hiện và là một điều rất quan trọng.
Để đạt được từ bất kỳ lợi ích SEO nào, các trang đích nên được xuất bản dưới tên miền của riêng bạn.
Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ của bên thứ ba để lưu trữ trang đích của mình, thì cơ hội đạt được bất kỳ thứ hạng nào là tối thiểu hoặc không thể.
Nhiều nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba cung cấp tùy chọn xuất bản landing page dưới tên miền phụ của riêng họ, ví dụ: nguyenvandinh.company.site
Người làm SEO tốt biết điều này là không tốt.
Cách làm tốt cho SEO là xuất bản các landing page của bạn dưới tên miền của riêng bạn, tức là dạng này ten-landingpage.nguyenvandinh.com hoặc thậm chí tốt hơn với tư cách là thư mục con của trang web của bạn, tức là nguyenvandinh.com/ten-landingpage
Nhiều đơn vị thiết kế landing page cung cấp tùy chọn theo dạng tên miền tùy chỉnh này, có thể mất một phần chi phí cài đặt nhưng đó là hướng đi tốt.
Một cách khác thậm chí tốt hơn là thiết kế và lưu trữ trang đích trực tiếp trên trang web của bạn.
Ví dụ: nếu bạn ở trên WordPress, bạn có thể tạo một mẫu trang tùy chỉnh và áp dụng nó trên một trang WordPress bình thường.
Bằng cách này, trang đích sẽ là một phần của trang web của bạn, nó cũng nhận được những liên kết nội bộ, menu hay thừa hưởng toàn bộ độ tin tưởng của tên miền và đặc biệt bạn đã tiết kiệm được một chi phí hàng tháng cho các nhà cung cấp bên thứ ba.
Ngoài ra, việc có landing page trên tên miền của bạn làm tăng sự tin tưởng của người dùng vì người dùng không phải rời khỏi trang web của bạn và điều này có thể giúp bạn có được nhiều chuyển đổi hơn.
Vì vậy, điều tôi khuyên là nên làm theo lựa chọn có lợi cho cả SEO và chuyển đổi.
2. Tối ưu hóa URL landing page
URL của landing page phải tuân thủ tất cả các quy tắc về URL thân thiện với SEO.
Nói cách khác, nó phải:
- Ngắn gọn và chính xác – URL dài gây nhầm lẫn cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng
- Bao gồm các từ khóa – Bao gồm các từ khóa bạn muốn nhắm mục tiêu nhưng không nhồi từ khóa (tôi nói rõ hơn về điều này bên dưới)
- Tất cả các ký tự được viết thường
- Không có khoảng trắng
- Những từ tách riêng được nối với nhau bằng ký tự “-“
- URL của landing page phải ngắn gọn và dễ nhớ để khi được chia sẻ trong các mạng xã hội hoặc diễn đàn thì nó có nghĩa tốt hơn, nét thẩm mỹ hơn.
3. Tạo Landing page có HTTPS
Rất nhiều bạn nghĩ rằng nó không quan trọng vì cách bạn lấy lượng truy cập phần lớn là từ quảng cáo. Bạn có vẻ như không đúng lắm, ít nhất HTTPS sẽ giúp bạn tăng được uy tín hơn từ phía người dùng.
Có một SSL gắn liền với các landing page và trang web của bạn nói chung, là vô cùng quan trọng.
Nó là một yếu tố sẽ giúp bạn tăng thứ hạng vì Google đang sử dụng https trong thuật toán xếp hạng của họ.
Ngoài ra, nó như một lời khẳng định để nói với người dùng rằng họ có thể tin tưởng trang web của bạn để chia sẻ thông tin cá nhân của họ và mua hàng.
4. Chọn những từ khóa bạn muốn xếp hạng
Để có thể tối ưu hóa SEO cho bất kỳ trang nào, trước tiên bạn cần biết từ khóa nào bạn muốn trang đó xếp hạng.
Khi nói đến SEO landing page, nhiệm vụ này trở nên phức tạp hơn một chút vì các từ khóa SEO cần được chú ý với những từ khóa đã được xác định trên trang chính.
Nghe tới đây có vẻ khó hiểu, hãy để tôi giải thích thêm bằng một ví dụ này.
Ví dụ: Bạn rất muốn xếp hạng cho từ khóa “Cách giảm cân” cho landing page, nhưng nhận thấy đó là điều quá khó đối với một landing page chốt sản phẩm. Bạn có thể nghĩ tới các từ rộng hơn và gần như chính bạn là dẫn đầu xu hướng như “gói trà giảm cân” (trường hợp bạn bán trà giảm cân)
Và những từ khóa khó thì có thể để cho một nội dung của trang nằm trên website của bạn. Lợi thế của Landing page là bạn dùng trang đó để chạy quảng cáo hoặc ưu tiên hiển thị trên website của bạn, đặt banner ở website khác nên khả năng cho người dùng ghi nhớ key của landing page đó là có thể.
5. Tối ưu SEO OnPage cho landing page
Khi bạn có một ý tưởng rõ ràng về những từ khóa bạn muốn trang xếp hạng, bước tiếp theo là thêm những từ khóa đó vào trang của bạn.
Quá trình này được gọi là SEO Onpage và các bước cần thực hiện là:
Thêm từ khóa chính trong URL
Quay lại và xem lại URL trang của bạn và đảm bảo rằng bạn bao gồm từ khóa mục tiêu chính của bạn.
Ví dụ: tôi có trang đích để làm gói thiết kế Website trọn gói, URL tôi để là https://www.nguyenvandinh.com/thiet-ke-website.html
Thêm từ khóa trong thẻ title của bạn
Mọi trang được xuất bản trên web đều có thẻ tiêu đề (<title> </ title).
Đây không nhất thiết là những gì được hiển thị trên trang (đó là thẻ H1), nhưng những gì được hiển thị trong các trang kết quả của trình duyệt và công cụ tìm kiếm.
Trong thẻ title, bạn cần bao gồm từ khóa chính hoặc các biến thể của từ khóa đó.
Ví dụ: trong trang đích VĂN HÓA của ANThanhs Group. Tôi có:
Thẻ title: Văn Hóa Doanh Nghiệp ANThanhs – Con người đi đầu
Thẻ H1: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Thêm từ khóa trong meta descriptions
Meta descriptions dù không được hiển thị trên chính trang đó nhưng nó có thể được hiển thị trong kết quả Tìm kiếm bên dưới tiêu đề của bạn.
Điều quan trọng khi nói đến SEO, là bao gồm các từ khóa liên quan trong mô tả của bạn và làm cho chúng hấp dẫn để khuyến khích người dùng nhấp vào đoạn trích của bạn và truy cập trang web của bạn.
Google không phải lúc nào cũng hiển thị nội dung meta descriptions mà bạn chỉ định, đôi khi nó tạo ra một mô tả tùy chỉnh dựa trên nội dung của trang.
Tuy nhiên, bạn phải luôn tối ưu hóa thẻ meta descriptions của tất cả các trang của mình.
Thêm từ khóa hoặc các từ liên quan trên title chính (thẻ H1) và các tiêu đề phụ (Thẻ H2, H3)
Yếu tố đầu tiên của một trang là thẻ H1.
Trong hầu hết các trường hợp, thẻ H1 giống như <title> và điều này là ổn. Để tối ưu hóa tốt hơn, bạn có thể sử dụng các từ khóa khác nhau trong thẻ H1 của mình.
Ví dụ: trong trang Khóa học đào tạo SEO của tôi,
Title là: Khóa Học Đào Tạo SEO: Basic – Premium – Private: Theo nhóm đối tượng
Thẻ H1 là: Khóa Học Đào Tạo SEO: Basic – Premium – Private
Lưu ý cách tôi sử dụng các từ khóa mục tiêu của mình trong cả hai phần (được hiển thị dưới dạng in đậm).
Một landing page tốt có các ý chính khác nhau, các ý chính này nên có tiêu đề H2 và các phần phụ tiêu đề H3.
Khi thiết kế bất kỳ trang nào, luôn cố gắng sử dụng cấu trúc phân cấp. Trên đầu cấu trúc, bạn có H1 (chỉ nên có 1 thẻ H1 trên mỗi trang), sau đó bạn có thể có nhiều H2 và sau đó là H3.
6. Tối ưu nội dung cho SEO
Một yếu tố khác cần tối ưu hóa là nội dung thực tế của trang. Đọc đến đây thì chúng ta đã tối ưu hóa tiêu đề, mô tả và tiêu đề nhưng bạn cũng cần tối ưu hóa phần còn lại của nội dung.
Hãy chắc chắn rằng bạn có nội dung văn bản trên trang.
Để bắt đầu, landing page của bạn cần phải có nội dung văn bản trên đó chứ không chỉ có hình ảnh hoặc video. Cái này rất quan trọng.
Công cụ tìm kiếm có thể hiểu nội dung văn bản dễ dàng hơn hình ảnh hoặc video.
Tùy thuộc vào thiết kế của trang, bạn có thể sử dụng các cách hợp lý để thêm nội dung văn bản bạn cần cho mục đích SEO, mà không phá vỡ thiết kế của bạn.
Thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản sau:
Trên đầu trang hãy thử thêm một vài dòng nội dung văn bản. Điều này có thể dưới thẻ H1 (tiêu đề chính) của bạn.
Mục đích của việc này là cung cấp cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng một cách hiểu về nội dung của trang.
Thông thường, một landing page có ưu đãi chính được hiển thị trên màn hình đầu tiên để người dùng có thể nhìn thấy nó ngay khi họ truy cập vào trang.
Điều này không sao, bạn không phải thay đổi thiết kế của mình vì mục đích thêm nhiều văn bản hơn trong màn hình đầu tiên, nhưng bạn có thể làm như vậy ở vị trí màn hình dưới.
Cẩn thận với việc sử dụng lối hiển thị ẩn
Hãy chắc chắn rằng văn bản quan trọng không bị ẩn trong các tabs. Tabs rất hữu ích, đặc biệt là trên các thiết bị di động, nhưng theo nguyên tắc chung, chỉ sử dụng chúng khi cần thiết.
Nếu bạn có thứ gì đó quan trọng để chia sẻ với người dùng của mình (và các công cụ tìm kiếm), thì đừng che giấu nó trong Tabs, làm cho nó hiển thị trên trang. Sử dụng Tabs của các thông điệp ít quan trọng.
Thêm các từ khóa liên quan trọng nội dung
Từ khóa liên quan là những cụm từ có cùng ý nghĩa với các từ khóa mục tiêu của bạn.
Vì vậy, thay vì lặp lại cùng một từ khóa trong văn bản của bạn và có nguy cơ bị hiểu là nhồi nhét từ khóa, bạn có thể tìm và làm phong phú văn bản bằng việc sử dụng dạng từ khóa liên quan.
7. Tối ưu hình ảnh và video
Landing pages có xu hướng có nhiều hình ảnh, dưới dạng hình ảnh hoặc video.
Về mặt SEO, bạn cần đảm bảo rằng các yếu tố này được chèn vào trang theo cách tốt nhất với SEO.
SEO hình ảnh
Tất cả các hình ảnh cần phải được tối ưu hóa 3 yếu tố:
Tên tệp – nó không phải là tín hiệu SEO lớn nhất, nhưng tốt khi sử dụng tên tệp có ý nghĩa. Ví dụ: nếu một hình ảnh hiển thị một con đường đầy hoa, thì tên tệp có thể là duong-hoa-dep.jpg.
ALT văn bản thay thế – Đây là yếu tố quan trọng nhất cho SEO hình ảnh.
Đối với mỗi hình ảnh, bạn cần phải có một văn bản ALT có ý nghĩa. Văn bản ALT được hiển thị trong trình duyệt khi hình ảnh bị lỗi tải và được các công cụ tìm kiếm sử dụng để hiểu hình ảnh là gì.
Khi viết văn bản ALT của bạn, hãy cố gắng kết hợp các từ khóa một cách tự nhiên. Ví dụ: nếu bạn có một hình ảnh hiển thị con đường đầy hoa, văn bản ALT có thể là con đường dài với hai bên hoa đẹp
Chú thích hình ảnh – Đối với mỗi hình ảnh, bạn cũng có thể cung cấp chú thích. Đây là mô tả ngắn xuất hiện bên dưới hình ảnh. Chú thích có thể giống với văn bản ALT, với nhiều chi tiết hơn một chút.
Ví dụ: Hình ảnh về con đường đẹp với hai bên đầy hoa
SEO Video
Nếu bạn có video trên landing page của mình, hãy đảm bảo rằng:
Video đó được lưu trữ của bên thứ ba như YouTube hoặc Vimeo. Điều này sẽ giúp bạn giảm tải rất tốt cho landing page của mình, hơn nữa các kênh lưu trữ video đó rất chuyên nghiệp và phổ biến.
Thêm lược đồ cho mỗi video để cung cấp cho bot công cụ tìm kiếm thêm chi tiết về video của bạn. Bạn có thể sử dụng tập lệnh JSON-LD như được Google hướng dẫn ở đây.
8. Thêm đánh dấu dữ liệu có cấu trúc
Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc không chỉ có sẵn cho video. Có một số lược đồ bạn có thể sử dụng trên trang đích của mình tùy thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang bán.
Các lược đồ có thể cải thiện việc trình bày đoạn tìm kiếm của bạn và cũng giúp trang của bạn xếp hạng cao hơn.
Thông qua các lược đồ, bạn có thể cung cấp thêm thông tin cho các công cụ tìm kiếm về những gì bạn bán, giá của nó là bao nhiêu, lượng hàng tồn kho và rất nhiều thông tin hữu ích khác.
9. Tối ưu cho di dộng
Với việc Google giới thiệu về nội dung của họ “Google’s mobile first index“, nhu cầu có landing page thân thiện với SEO, là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
Để tối ưu hóa landing page của bạn cho thiết bị di động, hãy đảm bảo các yếu tố:
- Các trang di động không có cuộn ngang.
- Có tất cả nội dung của trang trên giao diện máy tính để bàn
- Tốc độ tải nhanh.
- Không có quảng cáo hoặc các yếu tố gây phiền nhiễu cho người dùng trên di động.
- Xem tốt trên các độ phân giải khác nhau.
10. Tối ưu tốc độ
Tốc độ tải của một trang là một yếu tố xếp hạng SEO được biết đến. Các trang tải nhanh có nhiều khả năng xếp hạng cao hơn các trang chậm hơn.
Đối với landing pages, tốc độ thậm chí còn quan trọng hơn vì các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra tác động của tốc độ đối với doanh số và chuyển đổi tốt hơn lên tới 20%
Để đạt được lợi thế về cả tốt SEO và doanh số cao hơn, landing pages của bạn nên tải càng nhanh càng tốt.
Một số cách để cải thiện tốc độ tải trang:
- Sử dụng các công cụ nén hình ảnh để tối ưu hóa TẤT CẢ hình ảnh
- Các công cụ như Optimizilla có thể giảm kích thước tệp hình ảnh đáng kể mà không làm giảm chất lượng.
- Giảm thiểu CSS và JS của bạn
- Sử dụng plugin cache
- Sử dụng CDN
- Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web có các yếu tố tốt SEO để lưu trữ trang web và landing page của bạn.
- Không bao giờ thêm video trực tiếp trên trang web của bạn mà sử dụng dịch vụ bên thứ 3 như YouTube.
11. Thêm internal link trỏ đến landing page
Đến bước này thì chúng ta đã tối ưu hóa cấu trúc và nội dung của landing page, bây giờ là thời gian để xem cách bạn có thể quảng bá tốt nhất các trang của mình và cải thiện thứ hạng hơn nữa.
Chúng tôi sẽ xem xét ba lĩnh vực:
- Internal links
- Backlinks
- 301 chuyển hướng
Internal link là một liên kết trỏ đến một trang trên cùng một tên miền, hay còn gọi là liên kết nội bộ
Bạn có thể sử dụng các liên kết nội bộ để giúp Google hiểu tầm quan trọng của các landing page của bạn.
Các trang có số lượng liên kết nội bộ lớn nhất được coi là các trang có giá trị nhất của trang web và điều này có thể có tác động tích cực đến SEO của bạn.
Những gì bạn nên làm:
- Thêm một liên kết trỏ đến landing page từ trang chủ của bạn
- Thêm một liên kết trỏ đến landing page trong chân trang và thanh bên
- Thêm liên kết trong bài viết trên blog của bạn
- Sử dụng các từ khóa trong Anchor text của các liên kết nội bộ để cung cấp cho Google biết về các từ khóa bạn muốn một landing page xếp hạng.
- Khi được sử dụng chính xác, các liên kết nội bộ có thể giúp SEO của bạn và cũng chuyển hướng một số lượng truy cập trang web của bạn đến các trang đó và điều này có nghĩa là nhiều chuyển đổi hơn.
12. Quảng cáo landing page và nhận được backlink
Bên cạnh việc quảng bá landing page của bạn trong internal link, bạn cũng cần quảng bá chúng trên Internet với mục đích có được các backlinks.
Backlink chất lượng cao là một trong những yếu tố SEO có thể ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của bạn.
Nếu bạn đã quen với các thực hành SEO offpage thì bạn sẽ biết là các liên kết chất lượng tốt rất khó có được, đặc biệt là khi nói đến việc quảng bá landing page và trang bán hàng nói chung.
Người làm quản trị web không thích liên kết đến một trang bán hàng và điều này là bình thường.
Bài viết sau tôi sẽ nói về phương pháp để có được những backlinks chất lượng này.
13. Sử dụng chuyển hướng 301
Mục tiêu chính của landing page là tăng chuyển đổi. Trong quá trình này, việc thay đổi nội dung của trang hoặc thậm chí tạo các trang mới là điều bình thường.
Mỗi khi bạn làm điều này, bạn sẽ mất backlink, và sự tin tưởng của người dùng, công cụ tìm kiếm mà bạn đã xây dựng và điều này không tốt cho SEO.
Giải pháp là gì?
Sử dụng chuyển hướng 301 mỗi khi bạn tạo một landing page mới cho cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chuyển hướng 301 hướng dẫn các công cụ tìm kiếm chuyển bất kỳ giá trị SEO nào từ URL này sang URL khác.
Vì vậy, bất kỳ liên kết nào bạn đã xây dựng và mọi thứ hạng sẽ không bị mất khi bạn khởi chạy landing page mới của mình.
Chuyển hướng 301 có thể được thêm vào tập tin .htaccess của bạn hoặc vào CMS của bạn bằng cách sử dụng một plugin. Cú pháp rất đơn giản:
Redirect 301 OLD URL NEW URL.
Ví dụ: Giả sử bạn có một trang đích https://domain.com/landing-page-1 và bạn quyết định thử nghiệm một landing page mới với URL https://domain.com/landing-page-2.
Chuyển hướng 301 sẽ như thế này:
Redirect 301 /landing-page-1 https://domain.com/landing-page-2.
Bằng cách này, mọi dấu ấn của trang, liên kết nội bộ, liên kết qua mạng xã hội và backlinks sẽ tự động chuyển hướng đến trang đích mới của bạn mà không tạo ra bất kỳ liên kết bị lỗi nào, đồng thời củng cố các cố gắng SEO của bạn.
Nếu bạn làm theo các hướng dẫn ở trên, bạn sẽ hoàn thành với landing pages được tối ưu hóa SEO. Điều này có nghĩa là bạn có thể nhận được lượng truy cập tự nhiên được nhắm mục tiêu trực tiếp vào các trang của mình và tăng chuyển đổi.