A/B Testing Landing Page là việc làm cần thiết nếu bạn muốn có nhiều chuyển đổi. Đây là cách duy nhất để biết liệu Landing Page hiện tại có phải là phiên bản tốt nhất hay không.
Trong hơn 3 năm qua, Đình làm việc với rất nhiều nhà quảng cáo và doanh nghiệp. Đa số trong số họ đều chỉ dừng lại ở việc sử dụng LadiPage để tạo Landing Page và chưa từng hoặc quên mất việc phải thực hiện A/B Testing.
Tiến hành A/B Testing Landing Page sẽ cho phép bạn biết được phiên bản nào của Landing Page có nhiều chuyển đổi hơn, có tỷ lệ thoát trang ít hơn. Khi thực hiện liên tục, bạn sẽ có cơ hội để tinh chỉnh Landing Page của mình liên tục, cho đến khi không thể tinh chỉnh nữa thì thôi.
Thực tế thì có rất nhiều việc phải làm, nhưng vì nó rất quan trọng cho việc tối ưu chuyển đổi nên bạn buộc phải làm.
A/B Testing là gì?
Hiểu cơ bản thì A/B Testing sẽ chia 50% lưu lượng truy cập vào trang chính và 50% còn lại vào một biến thể khác.
A/B Testing thực ra là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong y học, khi các nhà nghiên cứu muốn kiểm tra hiệu quả của các loại thuốc mới, họ sử dụng một phương pháp thử nghiệm phân chia đối tượng cần kiểm tra thành hai phiên bản A và B để tìm ra loại hiệu quả nhất.
Định nghĩa của A/B Testing đôi khi bị hiểu sai lệch hoặc nhầm lẫn với phương pháp thử nghiệm dạng phân tách (Split-Testing). A/B Tesing đề cập đến việc so sánh 2 phiên bản cùng một nội dung nhưng chỉ khác nhau ở một phần tử nào đó.
Ví dụ: Bạn có 1 trang Landing Page A, và bạn muốn A/B Testing. Bạn nhân bản trang Landing Page A đó thành một trang gọi là Landing Page B. Ở Landing Page B, bạn chỉ thay đổi tiêu đề mà thôi. Bạn bắt đầu thử nghiệm, bạn sẽ nhanh chóng tìm được phiên bản A hay B tạo ra nhiều tương tác hơn (như Time On Site hay Submit Form). Giả sử B tốt hơn. Bạn sẽ tiếp tục nhân bản B thành một Landing Page C, ở C bạn tiếp tục thay đổi màu sắc của CTA. Bạn bắt đầu lượt thử nghiệm A/B Testing lần 2 để tìm xem giữa B và C, cái nào tương tác tốt hơn (Lúc này A đã bị loại). Và cứ thế, bạn liên tục A/B Test để tìm được phiên bản Landing Page tốt nhất.
3 lý do A/B Testing với Landing Page
Như ví dụ ở trên, bạn có thể thấy, phải làm rất nhiều Landing Page, rất nhiều việc phải làm. Đây cũng là lý do mà nhiều nhà quảng cáo và doanh nghiệp bỏ qua. Với các công cụ như Crazyy Egg, vwo.com hay tính năng A/B Testing của LadiPage, quá trình này không hề khó khăn gì cả. Đặc biệt, với LadiPage, nhân bản một Landing Page, thực hiện điều chỉnh Landing Page quả thực, chưa bao giờ dễ dàng đến vậy. Với các công cụ khác, bạn sẽ phải mất cả tiếng đồng hồ để tạo ra một phiên bản Landing Page khác so với bản gốc, thì với LadiPage, bạn chỉ mất chưa đầy 5 phút với 3 bước: (1) Nhân bản (2) Điều chỉnh (3) Xuất bản.
Còn đây là những lý do rất xứng đáng để bạn nghiêm túc xem xét việc phải làm A/B Testing với các Landing Page của mình.
1. A/B Testing Landing Page để có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn
Có được tỷ lệ chuyển đổi cao là lý do chính để bạn tạo Landing Page. (Nếu không thì bạn chỉ cần website là đủ phải không?). Nhiều nhà quảng cáo hay chính bản thân doanh nghiệp đều nghĩ rằng họ biết rõ khách hàng mục tiêu của họ, họ đã nghiên cứu rất kỹ càng rồi, nên họ tự tin với Landing Page của họ tạo ra. Tuy nhiên, điều quan trọng mà chúng ta cần phải nhận ra đó là chúng ta không hề biết thực sự khách truy cập cư xử thế nào trên trang web hay Landing Page của mình.
Thực hiện các phép thử A/B Testing Landing Page để tìm hiểu lý do tại sao khách không chuyển đổi. Bắt đầu với những phần tử quan trọng cơ bản trước, dần dần đến các chi tiết bên trong cho đến khi nào không thể thay đổi được nữa thì thôi.
2. A/B Tesing có thể giúp tăng doanh số
Nếu nó đã giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thì đương nhiên nó sẽ giúp bạn tăng doanh số rồi. Một khi bạn có mẫu quảng cáo hoàn hảo (CTR cao), có trang landing page chuyển đổi tốt (CR cao), thông điệp tiếp thị rõ ràng + đội ngũ tư vấn hiểu sản phẩm, hiểu tâm lý khách hàng thì việc thuyết phục khách đưa ra quyết định mua hàng sẽ nhanh và dễ dàng hơn.
3. A/B Testing để bạn hiểu khách truy cập hơn
Một khi bạn tìm được Landing Page chuyển đổi cao, tức là bạn xác định được điểm chạm trên Landing Page dẫn đến chuyển đổi (thường là những gì bạn thay đổi so với phiên bản gốc). Nhiều khi chỉ cần thay đổi một từ trong CTA thôi, nó cũng gây ra đột phá trong tỷ lệ chuyển đổi. Bạn không thử nghiệm, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được điều này.
A/B Testing Landing Page là test những cái gì trên Landing Page?
Điều mà khiến cho đa số nhà tiếp thị “lười” làm A/B Testing Landing Page chính là không biết thử nghiệm thế nào cho đúng. Nhân bản 1 trang rồi thay đổi duy nhất 1 phần từ hay thay đổi nhiều phần tử (Đa số nếu có làm thì lại thay đổi nhiều phần tử trên biến thể).
Giả sử bạn làm A/B Testing để kiểm tra xem bố cục Landing Page và chương trình khuyến mại. Sau quá trình test thì thấy A chuyển đổi tốt hơn B. Nhưng câu hỏi đặt ra là: A chuyển đổi tốt hơn là vì bố cục hay vì chương trình khuyến mại? Không biết khách truy cập bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Chính vì vậy, lời khuyên của Đình là xem xét testing từng yếu tố một, nó có thể mất thời gian, lâu nhưng nó đảm bảo bạn biết bạn đúng hay sai và ở đâu?
Vậy các yếu tố nên testing là gì?
Tiêu đề
Như những gì Đình vẫn thường xuyên nói với khách hàng của mình, tiêu đề rất quan trọng với một landing page. Nó có tác dụng thu hút và giữ chân khách truy cập để giữ họ đọc tiếp những phần nội dung bên dưới đồng thời hành động theo những gì bạn muốn.
A/B Testing thường sẽ phải bắt đầu và làm thật nhiều lần với tiêu đề. Thay đổi một từ thôi, cũng có thể thay đổi lịch sử của Landing Page.
Sau khi tìm được tiêu đề tốt rồi thì hãy bắt đầu nghĩ đến việc thử nghiệm những cái khác.
Kêu gọi hành động (CTA)
Là điểm chạm tạo ra cơ hội để có được chuyển đổi theo lời đề nghị của bạn. Ví vậy, nó luôn được chú ý đặc biệt khi làm thử nghiệm A/B Testing (Dân tình hay làm cái này nhất nếu có làm A/B Testing).
Với CTA, bạn có thể:
- Thay đổi màu nền, phông chữ
- Thay đổi kiểu chữ và kích thước chữ
- Thay đổi nội dung CTA
- Thay đổi vị trí đặt CTA
Chỉ cần thử nghiệm lần lượt và liên tục, bạn sẽ tìm ra cho riêng mình được CTA tốt nhất.
Bố cục thiết kế Landing Page
Tức là cách bố trí các Section hay các phần tử trên Landing Page.
Ví dụ: Bạn có thể đặt CTA ở phần Header trang Landing Page A, còn B thì bạn đưa CTA xuống dưới thông tin sản phẩm. Hoặc ở A bạn có thể đặt ảnh sản phẩm bên trái, còn B thì bạn đặt sang bên phải. Đây là những thay đổi đơn giản nhưng chúng có thể gây ra những tác động lớn đấy.
Ngoài ra, bạn có thể thay đổi cách sắp xếp các Section như A thì Lợi ích ở trên Tính năng, còn B thì Tính năng trên Lợi ích hoặc không có phần Tính năng….
Lời đề nghị
Trang Landing Page nào cũng cần có một lời đề nghị cụ thể. Đó là những gì bạn muốn cung cấp cho khách truy cập của mình để đổi lấy thứ khác.
Nếu bạn muốn mọi người để lại email cho bạn, bạn sẽ cần cung cấp cho họ một thứ gì đó để đổi lấy email của họ như ebook hay mã khuyến mại chẳng hạn.
Nếu bạn muốn bán thứ gì đó, bạn có thể đề nghị giảm cho họ 20% hay 50%…
Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đọc ebook hay cần mã khuyến mại. Không phải ai cũng thích giảm giá.
Hãy thay đổi lời đề nghị của bạn để biết điều thực sự khách truy cập muốn. Có thể họ không thích đọc ebook nhưng họ có thể chọn để lại email để nhận một file checklist hoặc một Infographic hoặc xem một video giải thích chẳng hạn.
A/B Testing là cách tốt nhất giúp bạn làm được điều này. Ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những đề nghị khác nhau. Tìm ra những gì khách truy cập muốn nhất sau đó cung cấp nó để tăng tỷ lệ chuyển đổi và cơ hội bán hàng.
Mô tả sản phẩm
Nếu bạn đang sử dụng landing page để bán sản phẩm, thì chắc chắn bạn sẽ có phần mô tả về sản phẩm. Phiên bản A bạn có thể viết mô tả như viết một đoạn văn, nhưng bạn hoàn toàn có thể tạo ra phiên bản B sau đó, thay vì viết như A thì bạn viết ngắn gọn bằng các gạch đầu dòng về các lợi ích của sản phẩm chẳng hạn…Rất nhiều cách khác nhau.
Hình ảnh và video
Có một thực tế là: Có những Landing Page chuyển đổi cực kỳ tốt khi được thiết kế một cách tối giản, không màu mè, không hình ảnh. Và cũng có những landing page lại ngược lại. Vì vậy, bạn cũng nên thử nghiệm A/B Testing các phần tử này.
Bắt đầu A/B Testing Landing Page trong 6 bước
1. Hiểu hành vi người dùng để quyết định những gì bạn nên kiểm tra trước
Hiểu cách khách truy cập của bạn cư xử khi họ truy cập vào trang landing page của bạn có thể giúp bạn quyết định những gì bạn cần A/B Testing trước tiên. Crazy Egg Snapshots hay như công cụ đo lường Heatmap Yandex sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu chi tiết, được cá nhân hóa về hành vi của người dùng (bản đồ nhiệt).
Khách rê chuột vào phần nào nhiều nhất, khách để mắt vào khu vực nào nhiều nhất, khách cuộn trang thế nào, nhanh hay chậm, dừng lại chỗ nào để đọc…
Khi bạn có những dữ liệu này, bạn sẽ quyết định được đâu là ưu tiên để A/B Testing trước.
Ví dụ: Bạn xem bản đồ nhiệt trên Landing page và bạn nhận thấy, khách dừng lại và đọc rất kỹ phần thông tin chi tiết về sản phẩm. Như vậy, bạn hiểu rằng, à tiêu đề chưa phải là ưu tiên (như đã đề cập ở trên) mà đó là mô tả sản phẩm.
2. Xác định phiên bản A
Phiên bản A của bạn có thể là trang landing page bạn tạo từ toàn bộ thông tin sơ bộ ban đầu.
3. Tạo ra các biến thể B
Bạn bắt đầu Nhân bản trang A thành trang B, sau đó dựa vào bản đồ nhiệt của A để xác định thực hiện thay đổi gì ở B để tiếp tục A/B Testing.
4. Xác nhận một công cụ A/B tốt để dùng
Nói đến A/B Testing là nói đến các công cụ quan trọng và đắt tiền trên thế giới. Crazy Egg hay LadiPage đều có chức năng A/B Testing.
5. Lập kế hoạch chạy A / B Testing
Nói chung thì phải chạy đủ lâu để thu thập đủ dữ liệu. Chẳng hạn, nếu chỉ có 1-2 người truy cập vào B và bạn không muốn đưa ra quyết định dựa trên hành vi của 1-2 khách được. Thay vào đó, hãy thu thập thật nhiều thông tin từ khán giả của mình.
6. Phân tích kết quả A/B Testing
LadiPage cho bạn biết với mỗi chiến dịch A/B Testing, phiên bản nào giành chiến thắng.
Kết luận
Chúng ta sống trong một thế giới rất cạnh tranh khi nói đến thương mại. Mọi người đều có sự cạnh tranh, bất kể sản phẩm và dịch vụ của họ độc đáo đến mức nào đi chăng nữa thì việc chạy thử nghiệm A/B sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi thế cạnh tranh.
Bắt đầu bằng cách tạo ra phiên bản Landing Page đầu tiên với LadiPage. Nhân bản trang đó ra, tinh chỉnh một yếu tố duy nhất, chẳng hạn như Tiêu đề hoặc CTA, sau đó xuất bản.
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu kỹ hơn về A/B Testing.
Bắt đầu A/B Testing ngay hôm nay để không bị mất chuyển đổi vào ngày mai/